Cua Da - khác với Cua- ghẹ biển thường gặp hàng ngày bởi chúng sống trong tự nhiên, xuất hiện theo mùa vụ, từ khoảng tháng 10 hàng năm, kéo dài khoảng 2 tháng.
Đặc điểm chung cho Cua cái với Cua đực là chân dài, có nhiều lông ( đây là đặc điểm được xem là chúng có họ với Cua lông Thượng Hải - loại cua rất đắt đỏ )
Cua đực có búi lông to ở càng, trong khi cua cái búi lông nhỏ hơn, đây là đặc điểm khác biệt nhất để nhận biết Cua Da. Gần đây Cua Da được người dân ở khắp nơi săn lùng, đặt để chế biến thưởng thức, đặt làm quà biếu bạn bè người thân, bở loại cua này chỉ xuất hiện 1 năm/lần.
Dưới đây cơ sở chúng tôi chia sẻ cách chế biến món Lẩu Cua Da với mong muốn nhiều người biết đến và hiểu sâu hơn về cách chế loại Cua Da đặc sản quý hiếm này.
Tuỳ theo sở thích mà chúng ta có thể chọn Cua Đực - hay Cái để chế biến món ăn. Thông thường thì nên chọn Cua Cái bởi có Trứng cua là món có giá trị dinh dưỡng cao, khi ăn rất béo và ngậy, có mùi thơm đặc trưng của loại cua này.
Tuỳ theo Size cua mà chọn cho phù hợp, hoặc có kết hợp Lẩu Cua Da với món gì nữa không trong bữa ăn.
Nên chọn theo cách sau, mỗi người 3 con cua/ bữa với Size 8-10 con/kg.
Ví dụ nếu chuẩn bị bữa ăn cho 6 người thì dùng 18 con Cua Da để chế biến.
a/ Chuẩn bị Nguyên liệu - gia vị
+ Cua Đực/ cai - theo định lượng như trên.
+ Gia vị : Đường phèn, mẻ chua, cà chua, hành khô, hạt nêm, mì chính, mắm tôm...
Rau cải xanh, tía tô, lá lốt, đậu hũ, hoa chuối...
b/ Cách chế biến:
+ Cua Da cái/ đực sơ chế rửa sạch, cắt chân, càng cua - dùng xay lọc làm chế biến nước dùng.
* Chú ý: Ta có thể lấy thêm 2-3 con cua Cái/ Đực, bóc mai lấy gạch cua để trưng, và cho thêm vào xay làm nước dùng thêm đặc, ngon hơn.
Tiến hành xay phần cua, càng, chân cua ở trên nhuyễn - sau đó lọc lấy nước để nấu nước dùng.
* Ở bước này khi xay cua - ta cho thêm củ hành khô, chút muối hạt vào, khi nấu nước dùng sẽ thơm, thịt cua đóng chắc hơn khi đun.
+ Hành khô thái mỏng, phi thơm, cho cà chua vào dằm nhuyễn, cho gạch cua vào trưng vàng cháy.
* Bước này cho chút mắm tôm vào chưng cùng gạch cua - tạo mùi thơm - khử tanh cho nồi Lẩu Cua Da.
+ Lấy phần nước cua đã lọc ở trên cho vào chảo đun sôi nhỏ lửa, đến khi thấy lớp thịt cua đóng đặc lại - có màu trắng thì vớt riêng ra ngoài.
+ Tiến hành nêm nước dùng như sau: Cho đường phèn, hạt nêm, chút nước mắm, mẻ cho vừa độ chua.
+ Chuẩn bị nồi lẩu. Đậu hũ thái nhỏ - chiên vàng - bỏ vào nồi kèm theo chút rau tía tô, lá lốt thái nhỏ.
+ Múc nước dùng vào nồi - cho phần thịt cua đóng đặc ở trên vào nồi.
+ Bỏ phần gạch cua đã trưng ở trên vào nồi lẩu.
+ Hành phi, hành hoa thái nhỏ rắc đều lên đỉnh nồi lẩu.
* Với cách làm như trên - chúng ta đã hoàn thành nồi nước dùng Lẩu Cua Da thơm ngon, có độ chua thanh vừa phải.
C/ Hoàn thành Lẩu Cua Da.
Nồi lẩu cua Da hoàn thành như trên, ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ, tía tô lá lốt, hoa chuối, giá đỗ...
Ngoài phần thân cua nhúng lẩu - ta có thể chọn đồ ắn thêm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn như Sườn sụn lợn, bắp bò tươi, ba chỉ bò mỹ... Các loại Hải sản đều kết hợp được.
Chia sẻ bài viết:
Cơ Sở 1: Gà Mạnh Hoạch Đình Trám
ĐT: 0969354857
Địa Chỉ: Quốc Lộ 37 - Khu Công Nghiệp Đình Trám - Xã Hồng Thái - Việt Yên- Bắc Giang
Cơ Sở 2: Gà Mạnh Hoạch Nội Hoàng
ĐT: 0969354857
Địa Chỉ: Xóm Giá - Xã Nội Hoàng - KCN Vân Trung 2 - Việt Yên- Bắc Giang
Cơ sở 1
ĐT: 0969354857
Địa Chỉ: Quốc Lộ 37 - KCN Đình Trám - Việt Yên - Bắc Giang.
Cơ sở 2
Website đang chờ cấp phép bộ công thương